Mô hình sản xuất lúa-cá luân phiên đạt tiêu chuẩn VietGAP hướng tới sản xuất lúa-cá luân phiên hữu cơ tại xã Hà Lĩnh
Đăng lúc: 00:00:00 17/03/2022 (GMT+7)
Diện tích cây lúa ST 24 tại xã Hà Lĩnh sinh trưởng và phát triển tốt.
Để mô hình đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đã phối hợp với Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm, thủy sản Thanh Hóa tổ chức lấy mẫu đất, mẫu nước phân tích, kiểm tra hàm lượng các tạp chất có trong đất, nước; tổ chức tập huấn cho nông dân và các thành viên hợp tác xã về kỹ thuật cải tạo đất, gieo mạ, chăm sóc và phòng trừ dịch hại cho cây lúa.
Nhằm khuyến khích, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng thương hiệu gạo cho huyện nhà, UBND huyện đã hỗ trợ cho những hộ tham gia mô hình, bao gồm 100% kinh phí mua lúa giống, 50% kinh phí mua phân hữu cơ và 100% quy trình tổ chức sản xuất và đánh giá chứng nhận VietGAP.
Đến thời điểm này trên diện tích 35 ha lúa ST24 cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đang vào giai đoạn đòng già - trỗ bông.
Để năng suất lúa đạt mức tối đa theo kế hoạch đã đề ra, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo UBND xã, các HTX DV NN xã Hà Lĩnh tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo các hộ thực hiện mô hình phòng trừ sâu bệnh cuối vụ. Chiều ngày 8/5 – 9/5/2022 các HTX DV NN đã phối hợp với Công ty cổ phần Nicotex sử dụng máy bay không người lái để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh đen lép hạt cho toàn bộ diện tích 35 ha. Chiếc máy bay được điều khiển từ xa, thời gian bay liên tục từ 15-25 phút, mang được khoảng 20 lít nước thuốc trong một lần cất cánh.
Phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh đen lép hạt cho toàn bộ diện tích 35 ha lúa ST 24 bằng máy bay không người lái.
Công nghệ máy bay sử dụng hệ thống vòi phun ly tâm kết hợp lực gió đẩy xuống của thiết bị bay đảm bảo thuốc bám đều lên 2 mặt của lá giúp cây hấp thụ tốt, thuốc không kết thành hạt rơi xuống đất gây hại môi trường, khắc phục được hạn chế của việc phun phòng bệnh không đồng bộ, có hộ phun, hộ không phun dẫn đến kết quả phòng bệnh không triệt để; giảm tổn thất sản lượng lúa so với phun thuốc thủ công do lúa không bọ giẫm đạp. Sự hỗ trợ của máy bay không người lái sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tài nguyên nước và quan trọng nhất là nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV. Hơn nữa theo tính toán, nếu sử dụng máy bay không người lái sẽ có chi phí tiền công phun là 30.000đ/sào, trong khi phun thủ công từ 35.000đ – 50.000đ/sào.
Mô hình sản xuất lúa-cá luân phiên đạt tiêu chuẩn VietGAP hướng tới sản xuất lúa-cá luân phiên hữu cơ muốn đạt năng suất cao, ngoài tuân thủ quy trình kỹ thuật về gieo mạ, chăm sóc cây lúa từ khi cấy xuống đến khi lúa đứng cái, làm đòng, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình phòng trừ dịch hại.…. chất lượng lúa sẽ tăng dần và ổn định, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cho người sản xuất. Từ sự hỗ trợ ban đầu, Phòng nông nghiệp huyện sẽ giúp các hộ nắm chắc và hiểu rõ kỹ thuật cũng như các tiêu chí của sản xuất lúa hữu cơ, đồng thời tuyên truyền, khuyến khích nông dân thực hiện mô hình canh tác này trong những năm tiếp theo.
Hoàng Thắng (St)
Tin khác
- Thí điểm mô hình sản xuất lúa ST 24 theo tiêu chuẩn VIETGAP tại xã Hà Lĩnh
- Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại của gia đình chị Trịnh Thị Ưng, thôn Thanh Xá 2
- Mô hình sản xuất lúa-cá luân phiên đạt tiêu chuẩn VietGAP hướng tới sản xuất lúa-cá luân phiên hữu cơ tại xã Hà Lĩnh
- Đặc sản lúa nếp hạt cau xã Hà Lĩnh
- Hội Phụ nữ xã ra mắt mô hình”Nhà sạch vườn đẹp”
- Hội nông dân xã Hà Lĩnh đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng
- Hội Nông dân xã Hà Lĩnh triển khai mô hình trồng dưa chuột theo hướng VietGap
- Thẩm định thôn Nông thôn mới kiểu mẫu
- Hội thảo khảo nghiệm các giống lúa
- Xã Hà Lĩnh huy động lực lượng giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông trên tuyến đường 217
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289
02373.742.289